Kết Quả Tìm Kiếm

GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG BÌNH DƯƠNG QUA ĐỊA DANH

Đặt tên để xác định và phân biệt các địa điểm là một nhu cầu cơ bản giống như việc đặt tên người và đồ vật xung quanh con người (Karen Ann Heikkila, 2007: I) nên “có con người, có ngôn ngữ là có địa danh, địa danh xuất hiện từ thời thượng cổ, bất chấp có chữ viết, có nhà nước hay chưa” (Cao Chư, 2017: 68). Nhóm cư dân đến khai phá một vùng đất hoang, các con sông, con suối, khu đất, con dốc, khúc cua, vùng gò… đều chưa có tên, con người cần đặt tên để định danh và cá biệt hoá chúng. Địa danh ra đời trong những điều kiện lịch sử, địa lý nhất định nên phần lớn địa danh mang dấu ấn của môi trường và thời đại chúng được tạo nên. Địa danh được xem như là “vật hóa thạch” (Roasting, 1965:6), “đài kỷ niệm” (Lê Trung Hoa, 2011:185) qua địa danh có thể hiểu được lịch sử đất và người nơi ấy. Tham khảo Chương trình Lịch sử địa phương tỉnh Bình Dương1 và kế thừa nguồn dữ liệu 3.462 mục từ và 4.155 tiểu loại địa danh của đề tài Nghiên cứu địa danh trên địa bàn tỉnh Bình Dương (do TS. Huỳnh Ngọc Đáng làm chủ nhiệm), bài viết này đề cập đến tiềm năng của địa danh Bình Dương như một công cụ giảng dạy lịch sử địa phương và gợi ý những bài học lịch sử có thể dạy cho học sinh thông qua địa danh ở Bình Dương là: (1) tiến trình lịch sử, sự kiện và nhân vật lịch sử; (2) lịch sử đời sống xã hội của cư dân Bình Dương.


KHÁI LƯỢC VỀ ĐỊA DANH CÔNG GIÁO Ở BÌNH DƯƠNG

Công giáo có mặt ở vùng đất nay là Bình Dương khá sớm. Ngay dưới thời các chúa Nguyễn, cùng với Tân Triều (Biên Hòa), xứ Lái Thiêu của Bình Dương đã là họ đạo quan trọng trong tổng số 12 giáo hạt của xứ Cochinchine (Nam Kỳ)1. Các địa danh như họ đạo Gò, họ đạo Ghe Tám đã xuất hiện rất sớm ở xứ Lái Thiêu để chỉ hai họ đạo Lái Thiêu và Bình Nhâm.


QUÁ TRÌNH ĐỊNH CƯ, XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN DI CƯ VÀO VÙNG ĐẤT LAI UYÊN, HUYỆN BÀU BÀNG, BÌNH DƯƠNG (1975 - 2000)

Bài viết làm rõ nguồn gốc, thành phần gia đình và nguyên nhân di cư đến vùng đất Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương giai đoạn 1975 - 2000. Phân tích đời sống kinh tế, đời sống văn hóa -xã hội của người dân di cư đến Lai Uyên, Bàu Bàng, Bình Dương từ năm 1975 - 2000...


ĐÔI NÉT VỀ LỄ XÂY CHẦU, ĐẠI BỘI VÀ HÁT BỘI TRONG VĂN HÓA CÚNG ĐÌNH Ở BÌNH DƯƠNG

Thời nhà Nguyễn, Nam Bộ thuộc Gia Định thành. Sau khi Vua Gia Long lên ngôi năm 1802, nhà Nguyễn đã thiết lập sự cai trị, bộ máy chính quyền từ Trung ương đến tận cơ sở. Các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bắt đầu phát triển sau một thời gian chiến tranh khá dài....


NGUYỄN BÌNH VỚI THỦ DẦU MỘT - BÌNH DƯƠNG BUỔI ĐẦU KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945-1951)

Nguyễn Bình (1908-1951), Trung tướng đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam. Ông sinh ra ở Miền Bắc nhưng có nhiều thời gian lăn lộn ở Nam Bộ và có nhiều đóng góp đối với việc thống nhất lực lượng, xây dựng căn cứ, phát triển cuộc kháng chiến chống Pháp quay lại xâm lược trong giai đoạn buổi đầu đầy khó khăn ở vùng đất phương Nam....


Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương Một nét Bình Dương
Thống kê
Lượt truy cập: 24406674